[Chuyện chưa kể] Henry Ford – Ông vua xe hơi nước Mỹ

Bạn có biết người đã thay đổi cả ngành công nghiệp – Ông vua xe hơi nước Mỹ là ai? Là người sáng lập Ford Motor và người tiên phong trong việc sử dụng dây chuyền lắp ráp vào sản xuất ô tô, Henry Ford đã biến giấc mơ sở hữu xe hơi của mọi người thành hiện thực. Những câu chuyện về sự kiên trì và sáng tạo của ông không chỉ truyền cảm hứng cho nước Mỹ mà còn cả thế giới. Dù gặp không ít thất bại, Ford chưa bao giờ từ bỏ đam mê và để lại di sản lớn trong ngành công nghiệp ô tô.

Henry Ford là ai?

Henry Ford (30/7/1863 – 7/4/1947), người sáng lập nên Ford Motor Company, xuất thân từ một trang trại giàu có ở Springwells – Dearborn – Michigan, nơi cha mẹ ông là William Ford (1826-1905) và Mary Litogot (1839–1876) sở hữu.

Ford được biết đến như một trong những nhà tiên phong trong việc áp dụng dây chuyền lắp ráp vào sản xuất ô tô, cách mạng hóa ngành công nghiệp sản xuất không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở châu Âu. Tầm ảnh hưởng của ông lan tỏa mạnh mẽ trong kinh tế và xã hội thế kỷ XX, với việc áp dụng sản xuất hàng loạt, trả lương cao cho người lao động và bán sản phẩm với giá thành thấp và được gọi là “Chủ nghĩa Ford”.

Ford trở thành một trong ba người giàu nhất thế giới thời kỳ này và đã chuyển hầu hết tài sản cho Quỹ Ford, trong khi vẫn đảm bảo gia đình mình tiếp tục nắm giữ quyền quản lý công ty.

Chân dung Henry Ford

Chân dung ông vua xe hơi nước Mỹ – Henry Ford

Cuộc đời Henry Ford

Henry Ford là con cả trong gia đình nông dân có gốc gác từ Ireland, được sinh ra trong một gia đình đông con với sáu người anh chị em. Ngay từ nhỏ, cậu bé Henry đã nổi bật với bản tính hiếu động và đôi khi nghịch ngợm

Dù lớn lên trong môi trường nông thôn, cậu lại không mấy hứng thú với công việc đồng áng mà thay vào đó lại tỏ ra đặc biệt say mê với các loại thiết bị, máy móc. Đồ chơi ưa thích của Henry không phải là những món đồ truyền thống mà là búa, kìm và những chi tiết nhỏ như ốc vít.

Henry kể lại rằng, lần đầu tiên nhìn thấy chiếc đồng hồ của cha mình ông đã bị cuốn hút đến nỗi xin mượn để tháo tung từng bộ phận, nghiên cứu tỉ mỉ từng chi tiết. Bất cứ nơi nào có máy móc, cậu đều cố gắng tiếp cận để tìm hiểu. Chính sự tò mò này đã dẫn Henry đến quyết tâm chế tạo một động cơ hơi nước khi còn rất trẻ. Một lần khác, Ford đã khiến cả trường ngạc nhiên khi thử nghiệm động cơ do mình tự làm, mặc cho nó phát nổ ngay tại sân trường.

Ở tuổi 17, Ford bắt đầu làm việc tại một xưởng máy để học nghề và nhanh chóng chứng tỏ tài năng của mình, vượt qua kỳ thi thăng cấp và làm việc tại xưởng động cơ Drydock. Trong những khoảng thời gian rảnh, ông nghiên cứu động cơ xăng và dần mơ về việc phát triển “một chiếc xe không cần ngựa kéo”. Đam mê của ông càng được củng cố sau một cuộc trò chuyện ngắn với nhà phát minh Thomas Edison, người khuyến khích Ford kiên trì theo đuổi tầm nhìn của riêng mình, dù điện đang là xu hướng mới.

Khi được Công ty Detroit Edison đề nghị một vị trí cao với điều kiện phải từ bỏ niềm đam mê ô tô, Ford đã đứng trước sự lựa chọn quan trọng. Trong tự truyện My Life and Work, ông kể lại: “Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi ô tô, vì tôi biết chỉ có ô tô mới là sự nghiệp của mình.”

Với quyết định từ bỏ cơ hội thăng tiến và chấp nhận rủi ro, ngày 15/8/1899 Ford chính thức rời bỏ công việc ổn định và bắt đầu cuộc hành trình khởi nghiệp trong ngành ô tô, mở ra con đường thay đổi mãi mãi diện mạo giao thông toàn cầu.

Giai đoạn khởi nghiệp

Không có vốn riêng, Henry Ford liên kết với một nhóm nhà đầu tư và sáng lập công ty Detroit Automobile Company. Tuy nhiên, ông sớm nhận thấy các đối tác chỉ quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn, thay vì đầu tư để phát triển một chiếc xe chất lượng. Chỉ sau một năm với sản lượng khiêm tốn là 20 chiếc xe, Ford rời công ty này.

Bốn năm sau, ở tuổi 40, Ford thành lập Ford Motor Company với số vốn 100.000 đô la, trong đó ông sở hữu 1/4 cổ phần. Năm đầu tiên, công ty sản xuất hơn 1.700 chiếc xe Model A, thu hút thị trường nhờ độ tin cậy cao. Nhưng vào năm thứ hai, do áp lực từ các cộng sự, Ford đưa ra thêm ba mẫu xe với giá cao hơn, dẫn đến lượng bán giảm sút.

Từ trải nghiệm này, Ford nhận ra cần nắm giữ cổ phần lớn để tự chủ quyết định. Ông bắt đầu mua lại cổ phiếu từ 50% và sau đó là 100% để hoàn toàn kiểm soát công ty.

Năm 1908-1909, Ford Motor Company bán ra hơn 10.000 chiếc xe và đứng trước yêu cầu mở rộng danh mục sản phẩm. Tuy nhiên, Ford lại quyết định tập trung vào một mẫu xe duy nhất với giá thành không ngừng giảm: Model T. Hơn nữa, ông quy định chỉ sản xuất xe màu đen với câu nói nổi tiếng: “Khách hàng có thể chọn bất kỳ màu nào miễn là màu đen“.

Henry Ford bên chiếc Model T

Henry Ford bên chiếc Model T

Bỏ qua mọi hoài nghi, Ford tin rằng giá thấp sẽ giúp thị trường xe hơi phát triển mạnh. Quả đúng như vậy, ông xây dựng dây chuyền sản xuất quy mô lớn tại Highland Park, nâng công suất từ 6.000 lên 35.000 chiếc mỗi năm, dù số nhân công không tăng đáng kể.

Chỉ sau 10 năm, công ty Ford sản xuất được 4.000 chiếc xe mỗi ngày và đến năm sau đó đạt mức 5 triệu xe mỗi năm. Kết thúc thập niên, Ford đã tung ra thị trường 15 triệu chiếc Model T, đánh dấu một kỳ tích trong ngành sản xuất hàng loạt.

Sự mở rộng mạnh mẽ của nhà máy Ford xuất phát từ chiến lược kinh doanh đột phá của ông. Khi xe hơi vẫn còn được xem là món đồ xa xỉ dành cho giới giàu có, Ford đã thay đổi quan niệm này bằng cách nhấn mạnh tính tiện dụng và phổ cập của dòng xe Ford. Ông quảng bá xe không chỉ dành cho giải trí mà còn phục vụ cuộc sống hàng ngày, với khẩu hiệu: “Bất cứ ai cũng có thể lái một chiếc Ford”.

Công nhân tại nhà máy sản xuất ô tô River Rouge của Ford

Công nhân tại nhà máy sản xuất ô tô River Rouge của Ford

Tuy nhiên, yếu tố chính làm nên thành công của Ford chính là chiến lược giá cả. Vào khoảng năm 1909-1910, mỗi chiếc Model T có giá 950 đô la, nhưng mười năm sau con số này giảm xuống còn 355 đô la. Ford tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán, giúp xe hơi trở nên dễ tiếp cận hơn.

Tương tự như cách Sam Walton làm với chuỗi Wal-Mart, Ford nhận ra rằng lợi nhuận đến từ việc bán số lượng lớn với giá thấp, thay vì nhắm đến mức giá cao cho số lượng ít. Nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chất lượng tốt với giá phải chăng, điều này sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh khó ai vượt qua.

Và như Ford viết trong cuốn tự truyện của mình: “Bạn sẽ thấy nhu cầu cao đến mức gần như toàn cầu”. Chiến lược này có vẻ quen thuộc ngày nay, nhưng đó chính là bí quyết kinh điển mang lại thành công cho Ford trong thế giới kinh doanh.

Henry Ford thời kỳ hoàng kim

Năm 1917, chín năm sau khi Model T ra đời, người tiêu dùng ngày càng nhận thấy nhu cầu về một chiếc xe chắc chắn, đa năng, vượt trội hơn những gì đã có. Điều này thúc đẩy Ford phát triển và thương mại hóa mẫu Model TT.

Với khả năng chở hàng lên đến một tấn, Model TT đã thay đổi hoàn toàn cách thức vận chuyển và lao động trên thế giới. Phiên bản đầu tiên của Model TT không kèm thùng hàng, tạo sự linh hoạt cho khách hàng khi có thể tự thiết kế hoặc mua loại thùng phù hợp với nhu cầu.

Trong hơn một thập kỷ, Ford đã bán gần 1,3 triệu chiếc Model TT. Đến năm 1928, Ford ra mắt hai dòng xe mới là Model A và Model AA, thay thế các mẫu Model T và TT trước đó. Mẫu Model AA mở ra một kỷ nguyên mới, đánh dấu vị thế thống trị của Ford trong phân khúc xe bán tải.

Không lâu sau, Ford nhận được thư từ một người phụ nữ Úc – vợ của một người nông dân, trong đó bà chia sẻ mong muốn có một chiếc xe đa dụng để đưa gia đình đi nhà thờ mỗi chủ nhật và cũng có thể chở gia súc ra chợ vào thứ Hai.

Những chiếc xe tải đầu tiên như Model TT và AA đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của các dòng xe sau này như F-Series và Ranger, đem đến thành công vang dội cho Ford trên thị trường quốc tế”, Kreipke chia sẻ.

Ford Motor có mặt trên toàn cầu sau 40 năm

Trên con đường chinh phục thị trường toàn cầu suốt hơn 40 năm, Ford đã không ngừng nâng cấp sản phẩm, đặc biệt sau Thế chiến II. Đến năm 1948, Ford ra mắt dòng xe tải với khung gầm chuyên biệt đầu tiên, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất vận hành cho xe tải.

Những chiếc bán tải đa dụng theo xu hướng mới này được Ford giới thiệu với nhiều kích cỡ, từ F-1 có tải trọng 0,5 tấn đến F-8 có tải trọng lên tới 3 tấn. Nổi bật trong đó là dòng F-Series, liên tục giữ vị trí dòng bán tải bán chạy nhất tại Hoa Kỳ từ năm 1977 và là dòng xe hơi bán chạy nhất nước này trong suốt 35 năm.

hiếc bán tải đa dụng theo xu hướng mới của for

Chiếc bán tải đa dụng theo xu hướng mới của Ford

Ford Ranger, một sản phẩm biểu tượng “Built Ford Tough” trong phân khúc bán tải tầm trung lần đầu được giới thiệu tại Bắc Mỹ năm 1982, nhanh chóng mở rộng và chinh phục nhiều thị trường trên thế giới. Từ Mỹ, Ranger đã vươn đến châu Âu, Nam Phi, New Zealand và khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Campuchia và Myanmar.

Mỗi thế hệ sản phẩm của Ford đều không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với hơn một thế kỷ cải tiến liên tục về thiết kế, sức mạnh và khả năng vận hành, Ford đã xây dựng nên danh tiếng vững chắc, đáp ứng mọi thử thách và vượt xa kỳ vọng của người dùng.

Câu chuyện hấp dẫn về ông vua xe hơi nước Mỹ

Trong hành trình khám phá về Henry Ford “ông vua xe hơi nước Mỹ”, chúng tôi nhận ra sức ảnh hưởng và nguồn cảm hứng lớn mà ông để lại, không chỉ với người Mỹ mà trên khắp thế giới. Có lẽ không ai có thể đếm được ông đã thất bại bao nhiêu lần, nhưng chắc chắn rằng ông chưa bao giờ bỏ cuộc. Những thành công của Ford Motor hôm nay đã chứng minh cho nỗ lực không ngừng nghỉ của ông.

Câu chuyện về Henry Ford không chỉ là về xe cộ mà còn là minh chứng cho tinh thần sáng tạo và quyết tâm. Là một kỹ sư, ông thường trực đêm để có thời gian ban ngày dành cho niềm đam mê thiết kế xe ô tô. Từ những mẩu kim loại vụn, Henry Ford đã chế tạo mẫu xe đầu tiên của mình – Quadricycle. Đặc biệt, ông từng được nhà khoa học vĩ đại Thomas Edison ủng hộ, một động lực lớn để Ford tiếp tục phát triển sự nghiệp chế tạo xe của mình.

Năm 1899, Ford thuyết phục được William H. Murphy, một nhà sản xuất lớn, chạy thử chiếc xe tự chế trên quãng đường 96 km, đồng thời tìm được nguồn vốn để thành lập công ty sản xuất ô tô của riêng mình. Ngày nay, những mẫu xe như Ford Ranger Wildtrak 2.0L 4×2 AT và 4×4 AT tiếp tục nối tiếp di sản vững mạnh mà ông đã xây dựng.

Henry Ford không chỉ để lại một di sản về công nghệ và sản xuất mà còn truyền cảm hứng cho thế giới về tầm nhìn và nghị lực. Từ những chiếc xe đầu tiên đến dây chuyền lắp ráp hiện đại, ông đã mở ra một chương mới trong lịch sử ô tô và khẳng định rằng sự đam mê và kiên trì có thể thay đổi cả thế giới. Câu chuyện về ông vua xe hơi Henry Ford sẽ mãi là bài học quý giá cho các thế hệ sau.