Attila the Hun: Vị vua hung bạo cai trị đế chế Hung Nô
Attila the Hun, một trong những nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng nhất trong lịch sử, đã ghi dấu ấn mạnh trong các cuộc chiến tranh và mở rộng lãnh thổ của người Hung. Ông không chỉ nổi tiếng với tài chiến lược và sự quyết đoán mà còn được nhắc đến như một trong những kẻ thù lớn nhất của Đế chế La Mã.
Cùng Carre.edu.vn khám phá cuộc đời xuất thân đến những ảnh hưởng to lớn từ những chiến công vĩ đại mà Attila đã để lại cho lịch sử châu Âu.
Attila the Huns – Vị vua quyền lực của đế chế người Hung
Attila (410 – 453 SCN) là vị vua quyền lực của đế chế người Hung. Ông đã dẫn dắt người Hung và nhiều dân tộc khác dưới sự thống trị của mình tiến hành bốn cuộc tấn công lớn vào đế chế La Mã, chia đều cho cả phía Đông và phía Tây.
Lên nắm quyền từ năm 440 sau Công nguyên, ban đầu Attila đồng cai trị với anh trai Bleda. Tuy nhiên, để củng cố quyền lực, ông đã ra tay sát hại anh mình. Theo ghi chép của sử gia La Mã Priscus, Attila là một người thông minh, sống giản dị nhưng cũng rất nóng tính.
Thời kỳ trị vì của Attila là giai đoạn đỉnh cao của đế chế Hung. Dưới sự lãnh đạo của ông, người Hung đã chinh phục nhiều dân tộc Germanic khác như Goth, Gepid, Rugi, Heruli,… và trở thành thế lực đáng gờm nhất nhì châu Âu.
Năm 442 và 447, Attila đã hai lần phát động các cuộc tấn công lớn vào đế chế Đông La Mã, xâm chiếm nhiều thành phố ở vùng Balkan và đánh bại quân đội La Mã trong các trận chiến với quy mô lớn.
Attila là vị vua quyền lực của đế chế Hung
Ngoài số chiến lợi phẩm khổng lồ mà ông ta thu được, Attila còn nhận được 907 kg vàng mỗi năm từ Constantinople dưới hình thức cống nạp. Sự giàu có của đế chế người Hung dưới thời ông được thể hiện rõ nét qua những ngôi mộ vô cùng xa hoa được phát hiện ở Trung Âu.
Vào những năm 451 và 452, Attila quay sang phương Tây lần lượt xâm lược Gaul và Italia. Mục đích chính của những cuộc chiến tranh này không phải là chinh phục mà là để cướp bóc tài sản. Tuy nhiên, cả hai chiến dịch đều không mang lại chiến thắng hoàn toàn.
Chỉ trong vòng mười năm, Attila từ việc lãnh đạo một nhóm người du mục đã trở thành lãnh đạo của Đế chế Hung Nô. Thời điểm ông qua đời vào năm 453 SCN, đế chế của ông kéo dài từ Trung Á sang tận nước Pháp hiện đại và thung lũng sông Danube.
Mặc dù những thành tựu của Attila rất lớn, nhưng các con trai của ông không thể tiếp nối được bước chân của ông. Đến năm 469 SCN, Đế chế Hung Nô đã tan rã.
Chiến thắng của Attila trước các thành phố La Mã một phần là do sự tàn nhẫn của ông nhưng cũng nhờ khả năng sẵn sàng lập và phá vỡ các hiệp ước. Khi đối phó với người La Mã, Attila trước tiên ép buộc các thành phố nhượng bộ, sau đó tấn công họ để lại sự tàn phá và bắt giữ người dân làm nô lệ.
Bí ẩn cái chết của Attila the Huns
Sử sách ghi nhận cái chết của Attila là do…bị vỡ mạch máu
Theo Jordanes, vào năm 453 CN Attila vừa kết hôn với người vợ mới nhất của mình, một cô gái trẻ tên là Ildico và tổ chức tiệc lớn. Sáng hôm sau, các cận vệ đột nhập vào phòng của ông và thấy ông đã chết trên giường, cô dâu đang khóc bên cạnh. Không có vết thương nào và có vẻ như Attila đã bị xuất huyết qua mũi và chết ngạt vì máu của chính mình.
Vào thời điểm của cái chết và kể từ đó, các kịch bản khác nhau về cách Attila chết đã được đưa ra. Có thể Attila đã bị ám sát bởi người vợ mới của mình trong một âm mưu với Marcian, hoàng đế đối thủ của Đông phương và sau đó vụ giết người đã được che giấu bởi các cận vệ. Hoặc cũng có thể ông đã chết một cách tình cờ do ngộ độc rượu hoặc xuất huyết thực quản.
Nguyên nhân có khả năng nhất, như nhà sử học Priscus của Panium đã đề xuất, là bị vỡ mạch máu – kết quả của việc uống quá nhiều rượu.
Hậu quả sau cái chết của Attila
Sau khi Attila qua đời, theo lời Priscus, những người lính trong quân đội đã cắt tóc dài và rạch má để bày tỏ nỗi đau buồn, bởi người chiến binh vĩ đại nhất không được tưởng niệm bằng nước mắt hay tiếng than khóc của phụ nữ mà bằng máu của những người đàn ông.
Cái chết của Attila đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế Hung Nô. Ba người con trai của ông tranh giành quyền lực, quân đội chia rẽ và ủng hộ từng người con dẫn đến tổn thất nặng nề.
Đế chế La Mã lúc này đã thoát khỏi mối đe dọa xâm lược từ người Hung, nhưng điều đó cũng không đủ để ngăn chặn sự suy tàn không thể tránh khỏi của chính họ.
Sau cái chết của Attila, 3 người con trai của ông tranh giành quyền lực, đế chế Hung Nô sụp đổ
Attila the Huns không chỉ là biểu tượng của bạo lực và chinh phụ, mà còn là minh chứng cho sức mạnh của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược. Mặc dù đế chế của ông nhanh chóng tan rã sau khi ông qua đời nhưng những ảnh hưởng mà Attila để lại vẫn còn vang vọng mãi trong lịch sử châu Âu.
Là nhân vật lịch sử khiến nhiều người phải trầm trồ trước tài năng quân sự, nhưng cũng để lại nhiều tranh cãi về sự tàn bạo. Attila không chỉ là một vị vua, mà còn là biểu tượng của sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn đen tối nhất lịch sử loài người.