Tội ác của phát xít Nhật – Ký ức khủng khiếp của những nạn nhân còn sống

Ít ai biết rằng những tội ác của phát xít Nhật gây ra kinh hoàng đến nhường nào. Những phụ nữ vô tội bị quân phát xít Nhật bắt giữ và biến thành nô lệ tình dục, phải chịu đựng những cuộc tra tấn, bạo lực không tưởng.

Có những người may mắn sống sót, nhưng ký ức của họ về những tội ác phát xít Nhật là ám ảnh mãi mãi. Vậy điều gì đã xảy ra phía sau những căn phòng kín của quân đội Nhật Bản?

Tội ác của phát xít Nhật: Lời kể của nạn nhân còn sống 

Liu Mianhuan, một cô gái mới 15 tuổi người Trung Quốc, đã bị cướp đi tuổi thanh xuân một cách tàn nhẫn. Ngay trước mắt người mẹ đau khổ, bà bị quân đội Nhật Bản bắt cóc và đưa vào địa ngục trần gian. Hàng ngày, Liu phải chịu đựng những nỗi đau đớn thể xác và tinh thần khi bị nhiều người cưỡng bức. 

Sự tra tấn đã làm vùng kín của tôi nhiễm trùng, toàn thân tôi sưng phồng. Phần dưới đau đến mức tôi không thể ngồi hay đứng”, Liu chia sẻ. “Tôi không thể đi lại, nên mỗi lần cần đi vệ sinh, tôi phải bò trên mặt đất.

Còn bà Chen Yabian đã phải chịu đựng những 8 lần sảy thai.

Bà Chen Yabian từng bị sảy thai 8 lần

Bà Chen Yabian từng phải chịu đựng sảy thai 8 lần.

Theo một phóng sự của China Daily, Chen, sinh ra tại quận Lingshui, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã bị quân đội Nhật bắt cóc vào tháng 12 năm 1927 và đưa đến trại quân đội. Bà Chen bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho đến khi quân Nhật đầu hàng vào tháng 8 năm 1945.

Trong suốt thời gian đó, Chen mang thai 9 lần và phải chịu 8 lần sảy thai. Một số thai nhi đã chết trong bụng mẹ, trong khi một số lần khác là sinh non.

Tôi bị lính Nhật cưỡng hiếp liên tục suốt đêm, mỗi lần có từ 2 – 3 người, thậm chí có khi lên tới 4 – 5 người”, bà Chen kể. “Chúng ép chúng tôi quan hệ tình dục ở nhiều tư thế khác nhau, khiến tôi đau đớn đến mức tưởng như sắp chết.

Binh lính đến liên tục, không hề có thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt tôi còn rất trẻ lúc đó. Tôi thậm chí còn chưa đến tuổi dậy thì.”

Theo Huffington Post, có tới 400.000 phụ nữ và trẻ em gái trên khắp châu Á bị bắt cóc và ép buộc phục vụ quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nạn nhân đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và các lãnh thổ do Nhật chiếm đóng như Indonesia, Malaysia, Philippines,…

Mặc dù không có con số chính xác nhưng các nhà sử học ước tính có khoảng 200.000 người Trung Quốc bị cưỡng ép làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật, theo Reuters.

Theo nhà nghiên cứu Liu Guangjian từ Bảo tàng Phụ nữ Giải khuây ở Nam Kinh, Trung Quốc: Hiện nay, chỉ còn 15 người trong số họ còn sống.

Ông Liu nhận xét rằng hệ thống “phụ nữ giải khuây” của quân đội Nhật là “cực kỳ tàn ác và vô nhân đạo, hủy hoại hoàn toàn cuộc đời của phụ nữ“. “Đây là một chấn thương kép cả về thể xác và tinh thần, đặc biệt với những phụ nữ sống sót. Sau chiến tranh, họ phải đối mặt với sự phán xét từ gia đình, bạn bè và cộng đồng“, ông nói. “Trong nền văn hóa bảo thủ, những nạn nhân còn sống phải chịu đựng áp lực và nỗi đau khôn cùng.

Dù giờ đã được tự do, bà Yang Abu, một cựu nô lệ tình dục vẫn luôn giữ một con dao bên mình.

Bà Yang Abu luôn để dao cạnh người

Bà Yang Abu luôn để dao cạnh người dù đã được tự do.

Lính Nhật đã nhiều lần đến làng để tìm tôi vì biết tôi là cô gái xinh đẹp. Khi không tìm thấy, chúng đe dọa trưởng làng phải giao nộp tôi, nếu không sẽ giết chết tất cả mọi người”, bà Yang, sinh năm 1922, kể lại với China Daily.

Còn bà Wang Gaihe, sinh ra tại tỉnh Sơn Tây, quân Nhật đã sát hại chồng bà trước khi bắt cóc bà. “Ngay khi lính Nhật xông vào nhà, chúng bắn chết chồng tôi rồi lao vào tấn công tôi”, bà Wang kể lại. “Khi tôi cố gắng chống cự, chúng dùng báng súng đánh tôi bất tỉnh. Tôi vẫn bị cưỡng hiếp dù đã ngất đi.

Tội ác của phát xít Nhật gây ra với Bà Wang Gaihe bị bắt ngay sau khi lính giết chồng bà

Bà Wang Gaihe bị bắt ngay sau khi lính giết hại chồng bà.

Những tội ác phát xít Nhật gây ra đối với phụ nữ trong Thế chiến II không chỉ là nỗi đau thể xác mà còn là những vết thương tinh thần không thể lành. Dù thời gian đã qua đi, ký ức của những nạn nhân còn sống vẫn luôn nhắc nhở chúng ta về sự tàn bạo và vô nhân đạo của chiến tranh. Việc lên tiếng và ghi nhớ những câu chuyện này không chỉ để tưởng niệm những nạn nhân, mà còn là bài học sâu sắc về giá trị của nhân quyền và lòng trắc ẩn.