Đế chế Carthage cổ đại ra đời và diệt vong như thế nào?
Đế chế Carthage cổ đại từng là một cường quốc hàng hải thống trị Địa Trung Hải. Trong những cuộc chiến với Hy Lạp và ba cuộc chiến tranh Punic đẫm máu, Carthage từng bước mất đi quyền lực và cuối cùng biến mất khỏi bản đồ lịch sử. Vậy Carthage đã trỗi dậy như thế nào và vì sao lại sụp đổ trước sức mạnh của Đế Quốc La Mã?
Hãy cùng khám phá những chi tiết bất ngờ về sự ra đời và diệt vong của đế chế Carthage.
Carthage là gì?
Carthage là một thành phố cổ đại và đế quốc hàng hải nổi tiếng, nằm ở bờ biển phía bắc châu Phi, nơi nay là Tunisia. Được người Phoenicia thành lập vào khoảng năm 814 TCN, Carthage nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại và văn hóa lớn, kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ trên biển Địa Trung Hải.
Nổi tiếng với sức mạnh hàng hải và xung đột quân sự với đế chế La Mã trong các cuộc chiến tranh Punic. Đặc biệt, Hannibal, một trong những vị tướng nổi tiếng nhất của Carthage, đã lãnh đạo quân đội tấn công La Mã bằng chiến dịch nổi tiếng qua dãy Alps trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai.
Sau một loạt các cuộc chiến tranh với La Mã, đặc biệt là cuộc chiến tranh Punic lần thứ ba, bị đánh bại hoàn toàn và bị La Mã phá hủy vào năm 146 TCN. Carthage sau đó bị sáp nhập vào đế chế La Mã và trở thành một trong những thuộc địa của La Mã.
Sự ra đời và diệt vong của đế chế Carthage Empire
Carthage ban đầu là một thành bang của người Phoenicia, giành được độc lập vào năm 814 TCN.
Nữ hoàng Alissar sau khi bị em trai Pygmalion đảo chính đã di cư đến Bắc Phi và lập nên thành phố Carthage. Từ đó, bà liên kết với hơn 300 thành phố Phoenician ở khu vực Tây Địa Trung Hải, tạo nên một vương quốc hùng mạnh. Thành Carthage phát triển thịnh vượng và trở thành trung tâm văn hóa và thương mại phat triển rực rỡ trong khu vực.
Về mặt kinh tế, Carthage nổi bật với phát triển thương mại hàng hải tương tự như người Phoenicia. Nền nông nghiệp Carthage cũng rất phát triển, với việc sử dụng công cụ sắt và quản lý mùa vụ hiệu quả. Các ngành thủ công nghiệp như dệt, sản xuất len, bông, trầm hương và kim hoàn cũng được chú trọng.
Tôn giáo của người Carthage chịu ảnh hưởng từ văn minh Phoenicia với hệ thống đa thần. Hai vị thần chủ chốt là Nữ thần Tanit và Nam thần Baal Hammon cùng với nhiều vị thần khác phụ trách các lĩnh vực trong đời sống.
Các nghi lễ tôn giáo và công trình thờ cúng của người Carthage có nét tương đồng với Phoenicia và Hy Lạp.
Về quân sự, Carthage sở hữu một đội quân mạnh nổi bật là hạm đội tàu chiến lớn nhất vùng Tây Địa Trung Hải và lục quân có voi chiến Bắc Phi cùng bộ binh Hoplite với đội hình Phalanx kiểu Hy Lạp.
Cuộc chiến Carthage – Hy Lạp, hay còn gọi là Chiến tranh đảo Sicily là cuộc xung đột lớn đầu tiên mà Carthage tham gia. Cuộc chiến diễn ra từ năm 600 đến 265 TCN với phần thắng thuộc về Carthage, cho phép họ kiểm soát một nửa đảo Sicily từ tay người Hy Lạp và dân bản xứ.
Dế quốc Carthage từng tạo ra một ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải
Người La Mã và Carthage là những đối thủ ngang tài ngang sức trong thời kỳ Cổ Đại. Tướng Hannibal cùng đội quân voi chiến của Carthage đã từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho thành Rome. Tuy nhiên, sau cuộc chiến Pyrrhic và ba cuộc chiến tranh Punic, Carthage dần suy yếu.
Cuộc chiến Punic lần thứ ba (149-146 TCN) kết thúc khi người La Mã cuối cùng cũng chinh phục được Carthage. Kể từ đó, Carthage chính thức sụp đổ và mất đi nền văn minh từng rực rỡ của mình.
Sau khi giành thắng lợi, người La Mã đã tiêu diệt hoàn toàn Carthage: giết hại nam giới, bắt phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, phá hủy toàn bộ thành quách, công trình văn hóa và sau đó xây dựng tỉnh Carthage mới thuộc Cộng hòa La Mã trên tàn tích của đế chế cũ.
Dấu tích nền văn minh Carthage
Sự thăng trầm của đế chế Carthage là một minh chứng rõ nét cho sự cạnh tranh quyền lực khốc liệt giữa các nền văn minh Cổ Đại. Từ thời kỳ hưng thịnh cho đến lúc sụp đổ hoàn toàn dưới tay người La Mã, Carthage để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử. Đây cũng là bài học về sự khốc liệt của chiến tranh và tham vọng bành trướng quyền lực của các đế chế trong quá khứ.