Lăng Cha Cả: Sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại ngay lòng Sài Gòn

Giữa sự phát triển không ngừng của Sài Gòn hiện đại, ít ai biết rằng vòng xoay Lăng Cha Cả ngày nay từng là khu lăng mộ bề thế của giám mục Bá Đa Lộc, một nhân vật quan trọng trong việc xây dựng triều Nguyễn. Với lịch sử hàng trăm năm, nơi đây đã chứng kiến nhiều thay đổi và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng thành phố.

Lăng Cha Cả ở đâu?

Lăng Cha Cả nằm ở khu vực quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh gần sân bay Tân Sơn Nhất. Vị trí chính xác của lăng là tại góc đường Hoàng Văn Thụ và đường Cộng Hòa.

Đây là một di tích lịch sử có giá trị văn hóa, được xem là nơi an nghỉ của một vị linh mục Công giáo người Pháp, tên là Pierre Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), người có vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời chúa Nguyễn.

Lăng Cha Cả là ai?

Tên đầy đủ của Cha Cả là Pierre Joseph Georges Pigneau và tên Việt hóa của ông là Bá Đa Lộc. Ông sinh ngày 2 tháng 11 năm 1741 tại Pháp và bắt đầu sự nghiệp là một linh mục thuộc Hội Truyền giáo Hải ngoại Pháp.

Vào tháng 9 năm 1765, ông lên tàu thực hiện nhiệm vụ truyền giáo ở châu Á. Đến năm 1767, ông bắt đầu giảng dạy tại trường do hội truyền giáo hải ngoại tạm thời lập ra tại Hòn Đất.

Ông được thụ phong giám mục khi mới 31 tuổi. Do phụ trách giáo phận Đàng Trong nên ông có cơ hội gặp và phò trợ Nguyễn Ánh suốt 24 năm.

Giám mục Bá Đa Lộc

Giám mục Bá Đa Lộc

Giám mục Bá Đa Lộc cũng là người đã đưa Cảnh Hoàng tử, con trai của Nguyễn Ánh sang Pháp nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước này trong cuộc chiến chống lại quân Tây Sơn. Ban đầu, Pháp hứa hỗ trợ nhưng sau đó lại không thực hiện khiến Nguyễn Ánh phải chịu nhiều thất bại trước Tây Sơn.

Mặc dù đứng về phía Nguyễn Ánh thế nhưng mục tiêu chính của Bá Đa Lộc vẫn là truyền giáo. Để hỗ trợ công việc này, ông đã biên soạn cuốn từ điển Dictionarium Anamitico Latinum vào năm 1773 sau thời gian ông có mặt tại Việt Nam 5 năm.

Cuốn từ điển này xuất bản vào năm 1838 và được viết bằng chữ Latin, chữ Quốc ngữ, chữ Nôm và chữ Hán giúp người Việt thời đó dễ dàng tiếp cận chữ Quốc ngữ.

Nguyên bản của cuốn từ điển hiện nay vẫn còn được lưu giữ tại Thư khố Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris. Cuốn sách này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện tiếng Việt đến ngày nay.

Lăng Cha Cả và vòng xoay lịch sử ở Sài Gòn

Vòng xoay Lăng Cha Cả tấp nập ngày nay từng là khu lăng mộ rộng 2.000 m² của giám mục người Pháp, người đã có công trong việc hỗ trợ triều Nguyễn.

Vòng xoay này là một nút giao thông quan trọng của thành phố và nằm tại phường 4 – quận Tân Bình – TP HCM. Nơi đây là điểm kết nối giữa nhiều trục đường chính như Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ và Bùi Thị Xuân.

Đặc điểm nổi bật của vòng xoay là quả địa cầu với hai màu xanh và đỏ, với đường kính khoảng 2 mét.

Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay

Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay

Đây là phần còn lại duy nhất của khu lăng mộ rộng hơn 2.000 m², nơi an nghỉ và thờ cúng giám mục Bá Đa Lộc, người dân xưa gọi là “Cha Cả”. Ông có quốc tịch Pháp, sinh năm 1741 và tên đầy đủ là Pierre Pigneaux.

Sau khi được sắc phong linh mục vào năm 1765, Bá Đa Lộc đến Việt Nam để truyền giáo và hỗ trợ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến chống lại nhà Tây Sơn.

Theo nhiều nghiên cứu, mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc rất gắn bó. Sau nhiều lần thất bại trong việc chiêu mộ lực lượng để đánh nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã nhờ Bá Đa Lộc trở về Pháp cầu viện chính phủ nước này.

Để thể hiện lòng tin, Nguyễn Ánh còn gửi chiếc ấn và con trai mình, Nguyễn Phúc Cảnh khi đó mới 5 tuổi theo giám mục về Pháp

Dù một thỏa thuận viện trợ đã được ký kết nhưng chính phủ Pháp không thực hiện lời hứa khiến Cha Cả phải tự xây dựng lực lượng riêng để giúp Nguyễn Ánh.

Trong trận vây thành Quy Nhơn – Thị Nại vào năm 1799, Bá Đa Lộc qua đời và thi thể của ông được đưa về an táng gần ngôi nhà cũ của mình tại Gia Định, trong khu vực Vườn Xoài – Tân Sơn Nhất nằm ở phía Tây Bắc Sài Gòn.

Vì được Nguyễn Ánh trọng vọng và coi như một vị công thần nên ông đã cho xây dựng lăng mộ của giám mục Bá Đa Lộc với quy mô lớn.

Dù Bá Đa Lộc là người Pháp, lăng mộ của ông lại được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam với bình phong, có nơi bái đường và cả hậu cung.

Lăng được xây dựng với mái ngói, cột và vách bằng gỗ quý, phía trước có bia đá lớn khắc ghi công lao của giám mục. Mộ chính là một sập đá lớn, bao quanh bởi các cửa gỗ kín đáo.

Theo nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, khi mất, giám mục Bá Đa Lộc có thể đã được chôn cất ban đầu ở Nha Trang (Khánh Hòa). Đến năm 1925, khi người Pháp vào Việt Nam, họ đưa hài cốt của ông về an táng tại lăng ở Sài Gòn. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc làm lăng giả tại Gia Định có thể là để ngụy trang nơi chôn cất thực nhằm tránh kẻ thù trong thời kỳ loạn lạc.

Đến thế kỷ 20, khu vực quanh Lăng Cha Cả dần phát triển khi Sài Gòn mở rộng, nhà cửa mọc lên xung quanh và các cơ sở hạ tầng như sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe cũng xuất hiện.

Vị trí này còn trở thành nơi đóng đại bản doanh của Bộ Tổng tham mưu dưới thời chính quyền Sài Gòn khiến khu vực dân cư càng thêm đông đúc và đường sá ngày càng mở rộng. Khu lăng mộ vì thế dần bị thu hẹp, chỉ còn lại một vòng tròn nhỏ giữa đường. Sau năm 1975, lăng được giải tỏa để mở rộng đường, phục vụ phát triển đất nước.

Đến năm 1983, việc cải táng hoàn tất, hài cốt của giám mục Bá Đa Lộc được chuyển giao cho Tổng Lãnh sự Pháp để đưa về nước. Khu lăng mộ biến mất hoàn toàn, nhường chỗ cho giao thông và vòng xoay Lăng Cha Cả là dấu tích duy nhất còn lại.

Năm 2013, TP HCM khánh thành cầu vượt thép tại khu vực này để giảm tải áp lực giao thông do lượng xe cộ quá đông đúc.

Bên cạnh công việc truyền giáo, Bá Đa Lộc còn nổi tiếng với việc biên soạn cuốn từ điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum, hiện đang được lưu giữ tại Thư khố Hội Truyền giáo Ngoại quốc tại Paris.

Lăng Cha Cả không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Dù khu lăng mộ đã không còn, câu chuyện về giám mục Bá Đa Lộc và những gì ông để lại vẫn sống mãi qua dấu ấn của vòng xoay giữa lòng Sài Gòn, gợi nhớ một thời kỳ lịch sử hào hùng của thành phố.

Khám phá Việt Nam thời tiền sử: Những điều bạn chưa biết