Giải mã lịch sử: Loài người có nguồn gốc từ đâu?

Loài người có nguồn gốc từ đâu? Đây là câu hỏi đã thách thức các nhà khoa học và lịch sử trong nhiều thế kỷ. Sự xuất hiện của loài người đã kéo dài qua hàng triệu năm tiến hóa từ vượn cổ đến con người của thế giới hiện đại. Đi tìm câu trả lời về nguồn gốc loài người bắt đầu từ đâu qua nội dung bài viết dưới đây.

Loài người có nguồn gốc từ đâu?

Loài người có nguồn gốc từ đâu là một trong những câu hỏi trọng yếu trong khoa học. Một trong những lý thuyết nổi bật nhất đã giải đáp câu hỏi này là thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Theo Darwin, loài người tiến hóa từ một sinh vật có tổ tiên chung với vượn người và quá trình này đã diễn ra qua hàng triệu năm.

Bên cạnh thuyết tiến hóa, các nghiên cứu khảo cổ học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá nguồn gốc của loài người

Các nhà khoa học đã tìm thấy những hóa thạch của tổ tiên loài người ở Châu Phi, cho thấy khu vực này là điểm khởi nguồn của nhân loại.

Một phát hiện nổi tiếng là hóa thạch “Lucy” – một trong những bằng chứng quan trọng về nguồn gốc loài người bắt nguồn từ đâu, khẳng định rằng tổ tiên loài người có thể đã tồn tại ở Châu Phi cách đây hơn 3 triệu năm.

Hóa thạch của bé Taung 1924

Hóa thạch của bé Taung 1924

Các thời kỳ quan trọng trong lịch sử nguồn gốc loài người

Rời khỏi Châu Phi (Out of Africa)

Sự xuất hiện của Homo Sapiens tại Đông Phi

Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng loài người tiến hóa từ vượn người qua ba loại hình chính:

  • Homo Habilis (Người Khéo léo),
  • Homo Erectus (Người Đứng thẳng),
  • Homo Sapiens (Người Tinh khôn hay Người Hiện đại).

Các giai đoạn tiến hóa của vượn người

Các giai đoạn tiến hóa của vượn người

Vượn người Phương Nam (Australopithecus) là loài vượn người đầu tiên, sống cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm. Một đại diện nổi tiếng là hóa thạch Lucy (Australopithecus afarensis), được phát hiện vào năm 1974, có niên đại từ 3,85 đến 2,95 triệu năm. Loài này có hình dáng giống khỉ nhiều hơn so với loài người ngày nay.

Homo Habilis, xuất hiện cách đây từ 3,0 đến 1,5 triệu năm, là dạng người đầu tiên biết chế tạo công cụ. Loài này được gọi là “Người Khéo léo” không phải vì họ khéo léo, mà do họ biết chế tạo những công cụ đơn giản để đập hạt và cắt thịt.

Homo Erectus xuất hiện cách đây khoảng 1,8 triệu năm. Họ tiến hóa hơn khi biết sử dụng lửa và chế tạo các công cụ phức tạp hơn, do đó được gọi là “Người Đứng thẳng”. Homo erectus có nguồn gốc từ Châu Phi và có thể cả Đông Nam Á, từ đó di cư sang nhiều nơi như Anh, Gruzia, Ấn Độ, Trung Quốc và Java. Một số đại diện nổi bật gồm: Homo Heidelbergensis, Người vượn Java và Người vượn Bắc Kinh. Tuy nhiên, loài này hiện đã tuyệt chủng.

Homo Sapiens, loài người hiện đại, xuất hiện cách đây khoảng 200.000 năm ở Đông Phi. Khác với các loài trước đó, Người Tinh khôn có hình dáng giống con người hiện nay và đã biết mặc quần áo.

Người Tinh khôn đã rời khỏi Châu Phi như thế nào?

— Roberts đã đến Namibia và gặp người Bụi rậm Kalahari, bộ tộc săn bắn hái lượm cuối cùng ở lục địa Châu Phi để nghiên cứu cách mà người Tinh khôn đã tiến hóa và thích nghi với lối sống săn bắt hái lượm.

Cô đã cùng họ tham gia săn bắn và phát hiện ra rằng cơ thể của họ có nhiều cơ chế tiến hóa giúp họ vượt trội hơn so với các con thú. Ví dụ, việc tiết mồ hôi giúp họ giảm nhiệt độ cơ thể, giúp họ đỡ mệt trong khi những con thú như nai, hươu không có cơ chế này nên dễ bị kiệt sức sau một thời gian dài bị truy đuổi.

Các đặc điểm tiến hóa như vòm bàn chân cong giúp họ linh hoạt hơn và cơ mông săn chắc nhờ việc thường xuyên chạy bộ.

Bộ tộc này có ngôn ngữ độc đáo, phát ra những âm thanh như tiếng lách cách, họ có khả năng lên kế hoạch cho việc đi săn, điều này minh chứng cho sự tiến hóa đã giúp loài người hiện đại thích nghi với cuộc sống săn bắt trên mặt đất, khác biệt hoàn toàn với việc leo trèo và đu cây trong các khu rừng rậm rạp trước kia. Nhờ sự tiến hóa này, họ đã tồn tại và lan rộng ra khắp lục địa.

— Roberts tiếp tục hành trình đến di chỉ Omo ở Ethiopia, nơi các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch người hiện đại đầu tiên có niên đại khoảng 195.000 năm.

Đây là một bằng chứng cho thấy Homo Sapiens đã xuất hiện và sinh sống ở hoang mạc Bắc Phi, khác với Homo Heidelbergensis – một loài thuộc Homo Erectus, sống cách đây khoảng 500.000 năm, có thể là tổ tiên chung của Homo Sapiens và Homo Neanderthalensis.

— Tại Nam Phi, Roberts thăm hang động Pinnacle Point, nơi đã phát hiện ra bằng chứng về sự tồn tại của người Tối cổ trong lớp đất có niên đại từ 130.000 đến 167.000 năm. Các hiện vật như giáo có ngạnh được phát hiện trong lớp đất 160.000 năm tuổi, cho thấy Homo Sapiens đã sống và phát triển rộng khắp Châu Phi trong thời kỳ đó.

Roberts cũng giải thích rằng nghiên cứu về di truyền học chỉ ra rằng tất cả những người ngoài Châu Phi có thể là hậu duệ của một nhóm nhỏ Homo Sapiens từ Châu Phi đã rời lục địa hàng chục ngàn năm trước.

Các giả thuyết khác nhau được đưa ra về con đường mà nhóm người này đã đi. Vào khoảng 125.000 năm trước, sa mạc xanh tươi cho phép Homo Sapiens vượt qua dãy núi Sinai để vào bán đảo Ả Rập. Năm 1930, một hầm mộ niên đại 100.000 năm được phát hiện ở hang Skhul, Israel nhưng có vẻ như nhánh này đã tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.

Vào khoảng 90.000 năm trước, khi bán đảo Ả Rập và Châu Phi trở lại thành sa mạc, mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 120m. Eo biển Đỏ, hiện nay rộng 30 km, lúc đó chỉ rộng khoảng 11 km. Một nhóm nhỏ vài trăm người, có thể là một bộ tộc đơn lẻ, đã vượt qua eo biển Đỏ.

Vào khoảng 70.000 – 12.000 năm trước, các dụng cụ đá được phát hiện ở Oman cho thấy Homo Sapiens đã di chuyển dọc theo bờ biển bán đảo Ả Rập và từ đó lan tỏa đến Lưỡng Hà và khắp thế giới.

Cuối cùng, các dân tộc trên thế giới dường như đều là hậu duệ của một nhóm nhỏ khoảng 100 cá thể đã rời Đông Phi cách đây 70.000 năm, bắt đầu hành trình vĩ đại của loài người.

Người Tinh khôn đã đến châu Á như thế nào?

Theo các nghiên cứu, Homo sapiens đã di chuyển dọc theo bờ biển bán đảo Ả Rập, tiến vào cao nguyên Iran và đến Trung Á, men theo những dãy núi cao và hiểm trở, trước khi tiến vào Siberia khoảng 40.000 năm trước.

Khoảng 30.000 năm trước, họ đã đặt chân đến bờ biển Bắc Băng Dương. Một nhánh khác của Homo Sapiens đi dọc theo bờ biển Nam Á, tiếp tục di chuyển qua Đông Nam Á và cuối cùng tiến vào Trung Quốc.

Trong tập phim thứ hai, Roberts đã đến Siberia và thăm một cộng đồng bản địa bị cô lập, nơi người Evenki vẫn duy trì lối sống săn bắn tuần lộc. Cô so sánh cuộc sống của họ ở vùng băng giá khắc nghiệt với môi trường ấm áp của Châu Phi, tự hỏi làm thế nào người Châu Phi cổ đại có thể thích nghi với khí hậu Bắc Á lạnh lẽo.

Những người Evenki đã sáng tạo ra những đôi giày ấm từ da tuần lộc, và các nhà khảo cổ đã tìm thấy kim may bằng xương có niên đại 40.000 năm, cho thấy việc tạo ra quần áo và giày ấm là một bước quan trọng để sống sót trong môi trường khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ họ có thể là những người thợ may đầu tiên trên thế giới.

Người Châu Phi cổ đại theo chân các loài thú để săn bắt, và bằng chứng về xương tuần lộc từ thời cổ đại cho thấy họ đã săn bắt những loài động vật này. Khoảng 25.000 năm trước, trong thời kỳ đỉnh điểm của Kỷ Băng hà, khí hậu trở nên vô cùng lạnh giá với nhiệt độ có thể giảm xuống -80°C, buộc họ phải rút lui về phía Nam Siberia, nơi có điều kiện sống dễ chịu hơn. Những hiện vật như cặp Thiên nga bằng ngà voi mamut cho thấy người cổ đại đã quan sát sự xuất hiện của các loài chim để dự đoán mùa xuân, một dấu hiệu cho phép họ tiếp tục cuộc sống săn bắt của mình.

Trong giai đoạn đầu của Kỷ Băng Hà, khuôn mặt của người Đông Á đã thay đổi. Các đặc điểm như mắt hạnh, mặt phẳng hơn, mũi nhỏ hơn xuất hiện do thích nghi với điều kiện lạnh giá, giúp giảm thiểu sự mất nhiệt.

Roberts cũng đã khám phá một giả thuyết khác đối lập với thuyết “rời khỏi Châu Phi” truyền thống, đó là giả thuyết “Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại”, được ủng hộ bởi một số nhà khoa học Trung Quốc. Theo giả thuyết này, người Trung Quốc hiện đại có nguồn gốc từ người Homo Erectus bản địa thay vì Homo Sapiens từ Châu Phi như các dân tộc khác.

Cô đã đến thăm hang Zhoukoudian (Chu Khẩu Điếm), nơi phát hiện hóa thạch của Người vượn Bắc Kinh, thuộc loài Homo Erectus. Theo giáo sư Wu Xin Zhi, người vượn Bắc Kinh đã sinh sống cách đây 500.000 – 200.000 năm, nhưng họ không có hậu duệ và đã tuyệt chủng. Người Thượng niên đại 30.000 năm thuộc Homo Sapiens đã di cư từ Châu Phi sang.

Mặc dù có sự tin tưởng lớn vào Trung Quốc rằng họ có nguồn gốc riêng, Roberts nhận thấy rằng một số đặc điểm hình thể của người Trung Quốc hiện đại như xương gò má rộng và răng cửa hình xẻng có thể là kết quả của sự thích nghi với điều kiện địa lý.

Các công cụ đá tìm thấy ở Trung Quốc có vẻ nguyên thủy hơn so với các khu vực khác, khiến nhiều người tin rằng chúng được tạo ra bởi Homo Erectus bản địa. Tuy nhiên, một nhà khảo cổ Mỹ đã đưa ra giả thuyết rằng người Trung Quốc cổ đại có thể đã sử dụng tre thay vì đá, điều này có thể giải thích sự thiếu vắng của công cụ đá tinh vi, dù chưa có bằng chứng khảo cổ hỗ trợ.

Cuối cùng, Roberts phỏng vấn nhà di truyền học Jin Li từ Đại học Fudan, Thượng Hải, người đã nghiên cứu ADN của hơn 12.000 cá thể từ 160 nhóm dân tộc ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy người Trung Quốc hiện đại không phải tiến hóa từ người Homo Erectus bản địa mà cũng có nguồn gốc từ một nhóm nhỏ Homo Sapiens rời Châu Phi cách đây khoảng 80.000 năm, giống như phần còn lại của loài người trên thế giới.

Tại Hang Tông Phiên ở Quế Lâm, Trung Quốc các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những dấu vết của đồ gốm dùng để nấu ăn và bằng chứng về việc trồng lúa cách đây 9.000 năm, cho thấy sự định cư và hình thành nền văn minh nông nghiệp tại đây.

Người Tinh khôn đến châu Âu

Lộ trình vào châu Âu

Ở Đông Transylvania, có một hang động tên là Pestera cu Oase, cách thủ đô Bucharest, Romania khoảng 1,5 ngày lái xe. Vào năm 2002, người ta đã phát hiện ra hang này và nó được gọi là hang Xương vì tại đây tìm thấy sọ Homo Sapiens có niên đại khoảng 40.000 năm và được đặt tên là sọ Oase.

Đặc điểm của hộp sọ này là răng cứng hơn và khuôn mặt gồ ghề hơn so với con người ngày nay. Nhà hình sự học Richard Neave đã phục hồi hộp sọ này, cho thấy rằng Homo Sapiens đã tiến vào châu Âu khoảng 45.000 năm trước.

Bằng chứng khác cũng xuất hiện ở bờ biển Ucagizli, nơi tìm thấy vỏ sò có niên đại 42.000 năm. Tuyến đường mà họ có thể đã đi theo từ Châu Phi qua Trung Đông để đến Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Roberts đã theo dấu con đường đó, qua eo biển Bosphorus – vùng ngăn cách giữa châu Á và châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ, rồi tiếp tục ngược theo dòng sông Danube, một lộ trình có thể đã được Homo Sapiens sử dụng khi họ tiến vào châu Âu khoảng 45.000 năm trước.

Khoảng 40.000 – 50.000 năm trước, mực nước biển thấp hơn hiện nay, khiến việc đi bộ qua eo Bosphorus trở nên khả thi. Một phụ nữ đặc biệt sống cách đây 40.000 năm, được các nhà khoa học gọi là “bà mẹ Europa”, đã để lại dấu ấn gen di truyền. Hiện nay, 10% người châu Âu có thể truy nguồn gốc gen của mình từ bà.

Khi Homo Sapiens tiến vào châu Âu, sông Danube là cửa ngõ quan trọng mở ra một thế giới mới cho họ.

Cuộc đối đầu với người Neanderthal

Khi người Tinh khôn tiến vào châu Âu cách đây 40.000 – 45.000 năm, họ đã gặp một nhóm cư dân bản địa là người Neanderthal.

Người Neanderthal đã sinh sống ở đây từ trước và phân bố từ Siberia đến Tây Ban Nha. Họ có vóc dáng vạm vỡ, chậm chạp và kém thông minh hơn nhưng lại rất giỏi săn bắn và thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá nhờ cơ thể chắc khỏe và bộ não lớn. Người Neanderthal sử dụng công cụ sắc bén nhưng họ phải tiếp cận con mồi ở khoảng cách gần để có thể tấn công.

Ngược lại, công cụ của người Tinh khôn tinh xảo hơn, nhẹ nhàng và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, họ có thể đứng từ xa và sử dụng lao để tấn công thú dữ.

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện một chiếc sáo làm từ ngà voi ma mút có niên đại khoảng 40.000 – 50.000 năm, cho thấy người Tinh khôn đã phát triển cả về nghệ thuật.

Cả người Neanderthal và người Tinh khôn từng chung sống ở thung lũng Lohne, nhưng cuối cùng người Neanderthal đã tuyệt chủng trong khi người Tinh khôn vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Một trong những lý do đó là người Tinh khôn có tính cộng đồng cao hơn, sáng tạo nghệ thuật và sử dụng công cụ hiệu quả hơn. Sự tổ chức cộng đồng của họ giúp họ phân bố tốt hơn, thích nghi nhanh chóng hơn với môi trường. Theo thời gian, số lượng và lãnh thổ của người Neanderthal bị thu hẹp và họ bị dồn đến khu vực Gibraltar, nơi họ tuyệt chủng khoảng 24.000 năm trước.

Cách đây khoảng 25.000 năm, một làn sóng di cư thứ hai từ phía Đông tiến vào châu Âu, được gọi là “làn di cư của bà mẹ Iris”. Các hiện vật ở Dolni Vestonice – Cộng hòa Séc, như bản đồ khắc trên ngà voi và tượng Vệ nữ Dolni là bằng chứng về sự phát triển của con người hiện đại. Ngày nay, 2/3 dân số châu Âu được cho là hậu duệ của nhóm người này.

Người Neanderthal biến mất khoảng 24.000 năm trước và Roberts đã đến Gibraltar, nơi tìm thấy những di chỉ của nhóm Neanderthal cuối cùng. Lúc đó, mực nước biển thấp hơn hiện tại 100m, tạo điều kiện cho họ sinh sống trong môi trường lạnh giá.

Những thay đổi để thích nghi với khí hậu châu Âu

Trong đỉnh điểm của Kỷ Băng Hà khoảng 24.000 năm trước, với nhiệt độ giảm xuống -20°C và nước Anh bị bao phủ bởi một lớp băng dày đến 1/2 dặm, người Tinh khôn đã trú ẩn trong các hang động. Những bức tranh trên vách hang ở Lascaux có niên đại khoảng 16.000 năm cho thấy họ đã sống trong các hang động này qua khoảng 100 thế hệ trước khi khí hậu ấm lên.

Roberts cũng thảo luận về lý do người châu Âu có làn da trắng, cho rằng sự thiếu ánh sáng mặt trời ở châu Âu so với Châu Phi có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D dẫn đến bệnh còi xương ở một số người cổ đại.

Một khám phá quan trọng khác là những ngôi đền thời đồ đá mới tại Göbekli Tepe ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại 10.000 năm. Đây là khu vực định cư của những thợ săn thú bầy đàn, cho thấy bước đầu của sự định cư và sự phát triển của nông nghiệp, điều này đã thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác với xã hội và môi trường.

Việc tìm hiểu loài người có nguồn gốc từ đâu là một quá trình lâu dài và liên tục được khám phá. Mỗi phát hiện mới đều mang lại nhiều câu trả lời, nhưng cũng mở ra thêm những bí ẩn cần được giải mã. Qua hành trình này, chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về quá khứ mà còn có cái nhìn sâu sắc về tương lai loài người.