Tại sao Lý Thường Kiệt là hoạn quan?

Lý Thường Kiệt là hoạn quan, nhưng ông lại nổi bật với vai trò của một danh tướng tài ba khiến quân địch phải khiếp sợ. Vậy tại sao một người xuất thân là hoạn quan lại có thể đảm nhiệm vai trò quan trọng như vậy? Câu chuyện về Lý Thường Kiệt có phải là hoạn quan có nhiều ẩn khuất về tiền bạc, tình thế chính trị đến những lý do cá nhân. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa đằng sau tại sao Lý Thường Kiệt là hoạn quan?

Thân thế Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt, tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 dưới thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Khi còn trẻ, ông nổi tiếng với vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú và được mệnh danh là “Đệ nhất mỹ nam tử” của thời đại. Tên tự của ông là Thường Kiệt và sau khi được vua ban quốc tính, ông được đổi sang họ Lý, từ đó có tên là Lý Thường Kiệt.

Ông là con trai của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ từng là tướng dưới quyền Khai Quốc vương Lý Long Bồ, người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ. Ngô An Ngữ, người có công với triều Lý, đã tuẫn quốc và không lâu sau đó, vợ ông là Hàn Diệu Chi cũng qua đời.

Do cha mẹ mất sớm, hai người con của họ là Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. Về sau, khi đến thời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua. Ông còn là cháu của bà Ngô Thuần Trúc, người vợ của tướng Tạ Đức Sơn – vị tướng giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh ngự lâm quân của triều đình. Bên cạnh đó, Lý Thường Kiệt còn có quan hệ họ hàng với bà Ngô Cẩm Thi, vợ của tướng Tôn Đản.

Trong suốt cuộc đời mình, Lý Thường Kiệt đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Ban đầu, ông giữ chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, hỗ trợ thái tử Lý Nhật Tôn (sau này là vua Lý Thánh Tông) tại Đông cung. Sau khi bị hoạn, ông được bổ nhiệm giữ chức Hoàng môn chi hậu, sau đó thăng tiến lên chức Nội thị sảnh đô tri và Đình Uý sứ, phụ trách việc hình án trong triều đình. Năm 1042, ông cùng một số đại thần được vua Lý Thái Tông giao soạn thảo bộ luật “Hình thư”, bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta.

Đến thời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được thăng chức Thái bảo và sau khi lập nhiều chiến công trong các trận chiến với Chiêm Thành, ông được phong chức phụ quốc Thái phó và tước Khai Quốc công. Tháng 8 năm 1075, ông được phong chức Đôn quốc Thái uý. Sau khi qua đời, ông được vua Lý Nhân Tông truy phong chức Kiểm hiệu Thái uý Bình chương sự và ban tước Việt Quốc công.

Tượng anh hùng dân tộc LÝ Thường Kiệt

Tượng anh hùng dân tộc LÝ Thường Kiệt

Tại sao Lý Thường Kiệt là hoạn quan?

Nhiều người từng đặt câu hỏi rằng, tại sao một vị anh hùng lừng lẫy như Lý Thường Kiệt lại là một hoạn quan?

Thông thường, hoạn quan không được trọng dụng trong những việc quân sự hay chính trị, nhưng Lý Thường Kiệt lại không chỉ cầm quân đánh giặc mà còn lập nên nhiều chiến công vang dội, khiến cả quân Tống ở phía Bắc lẫn quân Chiêm ở phía Nam đều khiếp sợ. Điều này cho thấy, Lý Thường Kiệt không giống với những hoạn quan khác.

Vậy, việc ông trở thành hoạn quan có ẩn chứa một lý do đặc biệt nào không? Hay đó là một sự cố hay một quyết định không mong muốn?

Tranh vẽ Lý thường Kiệt

Tranh vẽ Lý thường Kiệt

Lý Thường Kiệt có phải là một hoạn quan bẩm sinh?

Lý Thường Kiệt không phải là một hoạn quan từ khi sinh ra. Trước khi trở thành hoạn quan, ông từng có mối tình với Dương Hồng Hạc, người sau này trở thành hoàng hậu Thượng Dương. Dương Hồng Hạc là cháu của hoàng hậu Thiên Cảm, vợ vua Lý Thái Tông. Chính vì vậy, hoàng hậu Thiên Cảm đã sắp xếp để cháu bà, Dương Hồng Hạc, trở thành vợ của thái tử Lý Nhật Tôn, người sau này lên ngôi với tên hiệu là Lý Thánh Tông.

Khi Dương Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Nhật Tôn, mối tình giữa bà và Lý Thường Kiệt có thể gây nguy hiểm cho ông nếu bị phát hiện. Vì vậy, cha nuôi của ông, Lý Long Bồ, đã sắp xếp cho Lý Thường Kiệt đính hôn với Tạ Thuần Khanh, con gái của quan Điện suý Tạ Đức Sơn và bà Ngô Thuần Trúc. Tuy nhiên, trước khi chính thức nên duyên với Tạ Thuần Khanh, Lý Thường Kiệt đã trải qua biến cố trở thành hoạn quan, khiến ông phải từ bỏ cuộc hôn nhân này.

Vậy việc Lý Thường Kiệt hoạn quan dường như không phải là một sự cố ngẫu nhiên mà là một sự kiện có liên quan đến bối cảnh chính trị phức tạp trong triều đình thời kỳ đó.

Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền?

Có nhiều lý do được đưa ra để lý giải về hoạn quan Lý Thường Kiệt.

Một số người cho rằng, vua Lý Thái Tông vì thấy Lý Thường Kiệt có “dung mạo đẹp đẽ” nên đã thưởng cho ông 3 vạn quan tiền để tự hoạn và vào cung hầu hạ. Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục vì vài lý do.

— Thứ nhất, 3 vạn quan tiền là một số tiền khổng lồ vào thời đó. Sử liệu cho thấy, năm 1254 vua Trần Thái Tông chỉ thưởng cho Phạm Ứng Mộng 400 quan để tự hoạn và vào cung hầu hạ. Không thể nào trước đó hơn 200 năm, số tiền vua ban cho Lý Thường Kiệt lại lớn gấp 75 lần.

— Thứ hai, gia cảnh của Lý Thường Kiệt không thể rơi vào tình trạng túng thiếu đến mức phải tự nguyện tĩnh thân vì tiền. Dù cha mẹ ông qua đời sớm, nhưng cha ông là Ngô An Ngữ – một công thần của nhà Lý, đã để lại gia sản đủ lớn cho anh em Lý Thường Kiệt sống cuộc sống không kém phần đủ đầy, ngang với các con cái quan lại khác trong triều.

Tự nguyện tĩnh thân để vào cung?

Một giả thuyết khác cho rằng Lý Thường Kiệt đã tự nguyện tĩnh thân để có cơ hội vào cung. Tuy nhiên, với xuất thân là con của một công thần đã hy sinh vì nước và gia đình có truyền thống làm quan, ông đã có sẵn con đường rộng mở để làm quan mà không cần phải trải qua thi cử như dân thường.

Hơn nữa, Lý Thường Kiệt là người thông minh, tài trí và xuất sắc cả về văn lẫn võ. Ông hoàn toàn có thể dễ dàng đỗ đạt trong các kỳ thi do triều đình tổ chức để trở thành một võ quan mà không cần phải tự hoạn.

Lý Thường Kiệt bị phạt vì can ngăn vua?

Có một thuyết khác cho rằng Lý Thường Kiệt bị vua phạt phải tĩnh thân vì can ngăn vua Lý Thái Tông trong việc xử lý Nùng Trí Cao, một người đã nổi lên chống triều đình. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng không mấy thuyết phục.

Nùng Trí Cao cai quản vùng biên giới phía Bắc giáp Tống, trong khi Chiêm Thành lại nằm ở phía Nam. Việc vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành nhưng lại bắt được Nùng Trí Cao là điều không hợp lý. Hơn nữa, nếu vua đã tha cho Nùng Trí Cao, một kẻ làm loạn, thì khó có thể vua lại nghiêm khắc trừng phạt Lý Thường Kiệt chỉ vì ông can ngăn.

Dù Lý Thường Kiệt là hoạn quan, điều đó không ngăn cản ông trở thành một vị tướng vĩ đại. Quyết định tĩnh thân của ông có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự nghiệp và những đóng góp to lớn cho đất nước mới là điều khiến ông được vinh danh trong lịch sử.